LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỊNH KỲ

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là hồ sơ được quy định thay đổi kèm theo thông tư 25/2019/TT-BTNMT, theo đó quy định các doanh nghiệp đã đi vào hoạt động định kỳ hàng năm phải tiến hành lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường thay cho các hồ sơ báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, báo cáo quản lý chất thải nguy hại,… Vậy điều gì cần biết về hồ sơ này ? Xem qua bài viết sau để hiểu hơn nhé.
I. BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG LÀ HỒ SƠ NHƯ THẾ NÀO?
Theo như các quy định trước đây thì khi doanh nghiệp đưa dự án hoạt động thì định kỳ mỗi năm phải lập rất nhiều loại báo cáo môi trường trong một năm và phải nộp cho nhiều cơ quan quản lý nhà nước khác nhau với tần suất báo cáo khác nhau.
Tuy nhiên, kể từ năm 2019 trở đi, BTNMT đã ra thông tư mới 25/2019/TT-BTNMT quy định chi tiết một số điều của nghị định số 40/2019/NĐ-CP để có những thay đổi tích cực về chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường, thay vì phải lập nhiều loại báo cáo định kỳ nộp nhiều nơi, nay chỉ lập 1 loại báo cáo và nộp 1 nơi.Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một loại hồ sơ như thế nào ? Lập hồ sơ này với mục đích ra sao ? Đây là câu hỏi trong thời gian qua được khá là nhiều khách hàng gọi về hỏi công ty MECIE Việt Nam, bởi theo quy định mới thì từ năm 2020 trở đi, quý doanh nghiệp sẽ không lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ hay các loại báo cáo thường niên khác mà thay vào đó là thực hiện lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường. Vậy báo cáo công tác bảo vệ môi trường là hồ sơ như thế nào ?

Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là hồ sơ tập hợp các kết quả quan trắc về nước thải, về khí thải, việc quản lý chất thải nguy hại,… của doanh nghiệp. Là một báo cáo tích hợp các báo cáo định kỳ khác như báo cáo quan trắc môi trường định kỳ, báo cáo quản lý chất thải nguy hại, báo cáo quản lý chất thải sinh hoạt và chất thải rắn, các chất thải công nghiệp, phế liệu, khai thác khoáng sản,… mà doanh nghiệp cần lập định kỳ để nộp về cơ quan quản lý môi trường theo quy định trong thông tư 25/2019/TT-BTNMT.

Vậy các dự án như thế nào thì phải lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường ?

– Là các chủ dự án, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ đã được cấp giấy phép môi trường như đánh giá tác động môi trường ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hay các hồ sơ tương đương.
– Là các chủ đầu tư dự án không thuộc đối tượng được quy định tại khoản 2 điều 37 của thông tư 25/2019/TT-BTNMT.
– Riêng chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp phải thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu công nghiệp.

II. 4 ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG THEO THÔNG TƯ MỚI
Sau đây, công ty tư vấn môi trường MECIE Việt Nam xin trích dẫn một đoạn trong thông tư 25/2019/TT-BTNMT có quy định về việc lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:

1. Báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Hồ sơ này của doanh nghiệp sẽ được thực hiện theo điểm C trong Khoản 1 thuộc điều 37 và Phụ lục VI ban hành kèm theo thông tư 25/2019/TT-BTNMT. Theo đó có nhưng quy định sau:
– Thứ nhất, chương trình quan trắc tại dự án sẽ được thực hiện theo chương trình quan trắc đã được phê duyệt trong hồ sơ ban đầu như ĐTM hoặc kế hoạch bảo vệ môi trường hay các loại hồ sơ môi trường tương đương của doanh nghiệp.
– Thứ hai, báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm của doanh nghiệp sẽ được tính từ ngày 1/1 đến hết ngày 31/12 và phải lập nộp lên cơ quan quản lý trước ngày 31/1 của năm tiếp theo. Báo cáo lần đầu được gửi trước ngày 31/1/ 2021.

2. Báo cáo về quản lý chất thải
Căn cứ theo khoản 5, điều 40 trong thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì các báo cáo về quản lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường, quản lý chất thải nguy hại, quản lý phê liệu nhập khẩu theo quy định tại Mục III Phụ lục Nghị định 40/2019/NĐ-CP được lồng ghép trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường quy định tại Thông tư này.

3. Tần suất lập
Cũng giống như các loại hồ sơ định kỳ như báo cáo quan trắc môi trường, thì chu kỳ lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ là từ ngày 1/1 đến ngày 31/12 và thực hiện nộp về cơ quan chức năng có thẩm quyền vào trước ngày 31/1 của năm tiếp theo. Qúa thời hạn nộp hồ sơ, quý doanh nghiệp không thể nộp và có thể bị xử phạt khi có thanh tra môi trường đến kiểm tra.

4. Nơi nộp hồ sơ
Thường thì nộp ở các cơ quan như sau:

– Nộp tại cơ quan đã phê duyệt, xác nhận các loại giấy phép môi trường mà doanh nghiệp đã thực hiện trước khi đi vào hoạt động như báo cáo đánh giá tác động môi trường, đề án bảo vệ môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, hoặc các loại hồ sơ môi trường tương đương của dự án.

– Nộp tại Sở Tài nguyên và Môi trường tại khu vực dự án hoạt động hoặc chi cục bảo vệ môi trường nều được Sở TNMT ủy quyền.

– Nộp tại phòng quản lý chất thải rắn thuộc Sở TNMT tại khu vực dự án hoạt động.

III. NỘI DUNG CHÍNH KHI THỰC HIỆN BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Áp dụng Khoản 2 trong Điều 118 Luật bảo vệ môi trường 2020, hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2022 có quy định về nội dung thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường như sau:
– Theo dõi hiện trạng và diễn biến chất lượng môi trường nước, đất, không khí, các di sản thiên nhiên và đa dạng sinh học.
– Bối cảnh chung KT-XH và các tác động đến môi trường.
– Kết quả hoạt động bảo vệ môi trường bao gồm kiểm soát nguồn ô nhiễm, quản lý chất thải rắn, các chất thải nguy hại, quản lý chất lượng môi trường đất, nước, không khí, xử lý ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường, phòng ngừa và ứng phó các sự cố môi trường, bảo vệ môi trường di sản thiên nhiên, đa dạng sinh học.
– Hệ thống quan trắc và cảnh báo về môi trường.
– Xây dựng chính sách, pháp luật, giải quyết các thủ tục hành chính, giám sát, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm pháp luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo về môi trường.
– Điều kiện và nguồn lực về bảo vệ môi trường.
– Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thống kê về môi trường
– Đánh giá chung
– Phương hướng, nhiệm vụ và các giải pháp bảo vệ môi trường trong thời gian tới.

IV. 5 BƯỚC THỰC HIỆN LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG 
– Bước 1: quan trắc chất lượng nước thải, khí thải, không khí xung quanh
– Bước 2: Thống kê khối lượng chất thải nguy hại, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp,…
– Bước 3: thu thập một số tài liệu liên quan đến công tác bảo vệ môi trường, các giấy tờ pháp lý của doanh nghiệp như giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bản vẽ nhà xưởng, công trình xử lý môi trường mà doanh nghiệp đã thực hiện,… tùy vào dự án mà tài liệu cung cấp sẽ thêm bớt một số loại.
– Bước 4: tiến hành viết báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định trong thông tư 25/2019/TT-BTNMT, có chữ ký và dấu của doanh nghiệp.
– Bước 5: Nộp báo cáo cho cơ quan quản lý môi trường tại khu vực dự án hoạt động.
V. KHÔNG LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG SẼ CÓ MỨC PHẠT NHƯ THẾ NÀO? 
Bạn có thể theo dõi tại nghị định số 155/2016/NĐ-CP ban hành ngày 18/11/2016 về các quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường để được hiểu hơn về mức phạt khi không lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường.VI. DỊCH VỤ LẬP BÁO CÁO CÔNG TÁC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG GIÁ RẺ
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một hồ sơ rất quan trọng và bắt buộc các chủ đầu tư dự án phải tiến hành lập định kỳ hàng năm để nộp lên cơ quan môi trường. Nếu doanh nghiệp bạn không có phòng ban chuyên thực hiện hồ sơ môi trường thì tốt nhất nên tìm một đơn vị chuyên lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường thay bạn thực hiện để tiết kiệm thời gian, chi phí cũng như có thể hoàn thành sớm cho bạn tránh bị xử phạt từ cơ quan chức năng.

Trên thị trường hiện nay không hiếm các công ty có thể thực hiện hồ sơ này cho doanh nghiệp, tuy nhiên doanh nghiệp cần phải xác định rõ doanh nghiệp nào lập uy tín, chất lượng, để tránh việc lãng phí thời gian, tiền bạc. Tốt nhất hãy chọn các công ty có thâm niên kinh nghiệm lâu năm, có nhiều năm hoạt động đồng thời có đội ngũ nhân viên tư vấn đông đảo, kinh nghiệm cao, tư vấn nhiệt tình, am hiểu sâu sắc về hồ sơ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về việc lập hồ sơ.

Hoạt động từ năm 2009, đến nay MECIE Việt Nam chúng tôi đã đi vào hoạt động và triển khai dịch vụ lập hồ sơ môi trường đã hơn 10 năm trong nghề. Chúng tôi rất hiểu rõ khó khăn của doanh nghiệp trong vấn đề lập hồ sơ môi trường, nhiều lúc doanh nghiệp lo toan trong công tác kinh doanh mà quên mất đến vấn đề thực hiện hồ sơ, để rồi khi có thanh tra môi trường đến kiểm tra lại không có hồ sơ để trình bày, điều này sẽ khiến doanh nghiệp bị xử phạt liên quan đến lĩnh vực môi trường, và con số phạt không phải là nhỏ.

Vậy nên, hãy để MECIE Việt Nam chúng tôi đồng hành cùng doanh nghiệp, định kỳ tới thời gian lập hồ sơ hay lấy mẫu nguồn thải, qua đó sẽ không ảnh hưởng đến công tác bảo vệ môi trường nơi dự án triển khai cũng không phải lo lắng bị xử phạt từ cơ quan môi trường.

MECIE VIỆT NAM – tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ UY TÍN HÀNG ĐẦU VIỆT NAM, đáp ứng tiêu chí xử lý hồ sơ NHANH – TỐI ƯU CHI PHÍ tốt nhất cho doanh nghiệp. Chúng tôi với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều năm kinh nghiệm và tận tâm, cam kết xử lý hồ sơ đúng và đầy đủ theo yêu cầu của Quý Doanh Nghiệp !

Mọi thông tin chi tiết, LIÊN HỆ NGAY: HOTLINE – 0961.628.998 để TƯ VẤN MIỄN PHÍ và NHẬN NGAY ƯU ĐÃI.

————————————————————————————————————————————————-

CÔNG TY TNHH MÁY VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP HÓA CHẤT - MÔI TRƯỜNG MECIE
☎Hotline: 0961.628.998 📧Email: mecie.vn@gmail.com
📍KV Miền Bắc: Tầng 5, tòa nhà Nam Hải Lakeview, Lô 1/9A, KCN Vĩnh Hoàng, Quận Hoàng Mai, Hà Nội
📍KV Miền Nam: Số 3, đường 7, KDC Cityland, Quận Gò Vấp, TP.HCM
📍KV Miền Tây: Số 34 đường Trần Bình Trọng, Phường 5, Khóm 5, TP.Cà Mau

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *