1. Thành phần Hệ thống
Thiết kế trạm quan trắc nước mặt gồm các hạng mục sau:
– Hệ thống đo, phân tích chất lượng nước và xử lý số liệu
– Hệ thống lấy mẫu tự động
– Hệ thống thu thập, truyền nhận dữ liệu (Datalogger)
– Hệ thống giám sát số liệu tại trung tâm
– Hệ thống phụ trợ: Dung dịch chuẩn, Camera, Nhà trạm, Bơm lấy mẫu và ống dẫn nước, Hệ thống báo cháy, báo khói

Chú thích:
(1). Bơm nước
(2). Ống dẫn nước
(3). Thùng chứa nước cần quan trắc theo nguyên lý chảy tràn
(4). Các đầu đo quan trắc
(5). Thiết bị lưu trữ dữ liệu (Datalogger)
(6). Thiết bị lấy mẫu nước tự động
(7). Máy tính tại trạm
(8). Máy chủ nhận dữ liệu
2. Thông số giám sát chất lượng nước mặt
Thông tư 10/2021/TT-BTNMT bổ sung trạm quan trắc chất lượng nước mặt tự động. Theo Điểm a, Khoản 1. Điều 26, Chương VI Thông tư này quy định nhóm thông số quan trắc bắt buộc gồm các thông số:
– Nhiệt độ
– pH
– Hàm lượng ôxy hoà tan (DO)
– Tổng chất rắn lơ lửng (TSS)
– Nhu cầu oxy hoá học (COD)
3. Vị trí quan trắc và các yêu cầu kỹ thuật
3.1. Vị trí quan trắc
– Điểm ở thượng lưu thuộc Vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt theo quy định của Luật Tài nguyên nước;
– Khu vực thượng lưu các dòng sông, gần biên giới với các quốc gia lân cận để theo dõi đánh giá chất lượng nước từ các quốc gia giáp ranh biên giới đổ vào Việt Nam;
– Điểm ở hạ lưu lân cận khu vực tập trung cơ sở sản xuất công nghiệp có quy mô xả thải lớn, tiềm ẩn nguy cơ về sự cố môi trường để theo dõi, kịp thời cảnh báo các hiện tượng ô nhiễm môi trường.
3.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với vị trí quan trắc
– Địa điểm lắp đặt trạm quan trắc được lựa chọn trên cơ sở xem xét các yếu tố: việc xây dựng trạm phải có tính khả thi, vị trí lấy mẫu có tính đại diện, nhu cầu quan trắc dài hạn, khả năng đảm bảo an toàn và duy trì chi phí vận hành trạm;
– Địa điểm lắp đặt trạm có điều kiện thuận lợi về giao thông, điện, nước sạch, viễn thông, khoảng cách phù hợp tới điểm quan trắc, khả năng lấy mẫu trong mùa khô, an toàn trong vận hành và bảo dưỡng, và các điều kiện cơ bản khác đảm bảo cho việc xây dựng nhà trạm;
– Đối với trạm quan trắc trên sông phải lựa chọn vị trí quan trắc ở đoạn sông thẳng, có chất lượng nước đồng đều; vận tốc và chế độ dòng chảy ổn định, có khoảng cách tối thiểu 01 km về phía hạ lưu các điểm xả nước thải hoặc cửa sông. Việc lựa chọn vị trí quan trắc tự động cần nhất quán, tương đồng với việc lựa chọn các vị trí quan trắc thông thường để đảm bảo tính liên tục của dữ liệu quan trắc;
– Đối với trạm quan trắc trên hồ (nguồn nước tĩnh), phải lựa chọn vị trí quan trắc ở những khu vực có chế độ trao đổi thủy lực tốt, mang tính đại diện cho chất lượng nước của hồ, tránh chọn vị trí quan trắc tại các khu vực nước tù, nước đọng hoặc những khu vực dễ xảy ra hiện tượng lắng trầm tích hoặc sinh sôi thực vật thủy sinh.
3.3. Yêu cầu cơ bản về thiết bị đối với các trạm quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục
– Căn cứ vào thông số quan trắc và nguyên lý đo, phân tích của thiết bị quan trắc để xác định phương án lắp đặt thiết bị quan trắc phù hợp, cụ thể:
+ Phương án trực tiếp: các đầu đo được đặt trực tiếp tại vị trí quan trắc chất lượng nước mặt; vị trí đặt các đầu đo phải cách ít nhất 10 cm từ bề mặt nước mặt và ít nhất 15 cm từ đáy, có tính tới đảm bảo việc đo đạc trong mùa cạn;
+ Phương án gián tiếp: nước mặt được bơm lên nhà trạm vào thùng chứa mẫu để đo trực tiếp bằng các đầu đo nhúng trực tiếp vào thùng hoặc chuyển tới hệ thiết bị phân tích tự động (nếu có);
– Hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu (datalogger): để thu thập, lưu giữ và truyền dữ liệu quan trắc tự động, liên tục của hệ thống về cơ quan quản lý. Hệ thống nhận, truyền và quản lý dữ liệu được quy định chi tiết tại Điều 39 Thông tư này;
– Dung dịch chuẩn để kiểm tra và hiệu chuẩn thiết bị quan trắc của trạm;
– Camera: khuyến khích lắp đặt camera để cung cấp hình ảnh trực tuyến tại vị trí đặt các thiết bị quan trắc của trạm;
– Yêu cầu kỹ thuật của các thiết bị phụ trợ khác cho trạm quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư 10/2021/TT-BTNMT.
4. Yêu cầu về đặc tính kỹ thuật đối với trạm quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục
Căn cứ điều 27, thông tư 10/2021/TT-BTNMT, đặc tính kỹ thuật của các thiết bị quan trắc chất lượng nước mặt tự động, liên tục tối thiểu phải đáp ứng các yêu cầu sau đây:
STT | Thông số quan trắc | Đơn vị đo | Độ chính xác | Khoảng đo | Độ phân giải | Thời gian đáp ứng | |
(% giá trị đọc) | (% khoảng đo) | ||||||
1 | Nhiệt độ | oC | ± 5% | ± 3% | 0 ÷ 80oC | 0,1 | ≤ 5 giây |
2 | pH | – | ± 0,1 | ± 0,1 | 0 ÷ 14 | 0,1 | ≤ 5 giây |
3 | TSS | mg/L | ± 5 % | ± 2% | 0 ÷ 500 | 0,1 | ≤ 10 giây |
4 | COD | mg/L | ± 5% | ± 5% | 0 ÷ 100 | 0,5 | ≤ 15 phút |
5 | DO | mg/L | ± 5% | ± 5% | 0 ÷ 20 | 0,1 | ≤ 120 giây |
6 | NO3– | mg/L | ± 5% | ± 3% | 0 ÷ 50 | 0,5 | ≤ 10 phút |
7 | PO43- | mg/L | ± 5% | ± 5% | 0 ÷ 2 | – | ≤ 10 phút |
8 | NH4+ | mg/L | ± 5% | ± 5% | 0 ÷ 5 | 0,2 | ≤ 30 phút |
9 | Tổng P | mg/L | ± 5 % | ± 3 % | 0 ÷ 2 | 0,1 | ≤ 30 phút |
10 | Tổng N | mg/L | ± 5 % | ± 3% | 0 ÷ 20 | 0,1 | ≤ 30 phút |
11 | TOC | mg/L | ± 5 % | ± 2 % | 0 ÷ 100 | 0,1 | ≤ 30 phút |
– Dung dịch chuẩn để kiểm tra và hiệu chuẩn thiết bị quan trắc các thông số quy định tại Bảng 1 của trạm phải đảm bảo yêu cầu sau:
+ Phải có độ chính xác tối thiểu ± 5% (đối với pH là ± 0,1 pH) và phải được liên kết chuẩn theo quy định của pháp luật về đo lường;
+ Dung dịch chuẩn phải đáp ứng tối thiểu 01 điểm nồng độ trong dải đo của từng thiết bị tương ứng với từng thông số được quy định tại Bảng 1, trừ thông số nhiệt độ.
– Khuyến khích sử dụng các thiết bị quan trắc đồng bộ của cùng một hãng sản xuất và đã được cấp chứng nhận bởi các tổ chức quốc tế gồm: Cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ (US EPA), Tổ chức chứng nhận Anh (mCERTs), Cơ quan kiểm định kỹ thuật Đức (TÜV).
– Có khả năng lưu giữ và kết xuất tự động kết quả quan trắc và thông tin trạng thái của thiết bị đo (tối thiểu bao gồm các trạng thái: đang đo, hiệu chuẩn và báo lỗi thiết bị). Các thông số lưu lượng, nhiệt độ không yêu cầu thông báo trạng thái hiệu chuẩn.
5. Tóm tắt Hồ sơ quản lý, vận hành
– Hồ sơ thông tin về trạm
+ Hồ sơ về bảo dưỡng, thay thế thiết bị tại trạm
+ Hồ sơ thiết bị, Bản vẽ thiết kế kỹ thuật
+ Các Quy trình vận hành, bảo dưỡng, thay thế và sửa chữa trạm.
– Quy định về công tác vận hành:
+ Xây dựng Quy trình thao tác chuẩn (SOP)
+ Phân công nhân viên vận hành và quản lý trạm: Quyết định phân công cụ thể, nhân viên được đào tạo và phải am hiểu về hệ thống (TT 18/2010/TT-BTNMT ngày 04/10/2010 Định mức sử dụng diện tích nhà xưởng, thiết bị và biên chế cho trạm QTMT)
6. Các lưu ý khi kiểm tra định kỳ bằng chất chuẩn
– Thiết bị phải được kiểm tra định kỳ bằng chất chuẩn theo khuyến cáo của NSX nhưng phải bảo đảm tối thiểu 01 tháng/lần bởi đơn vị vận hành hệ thống; phải thực hiện kiểm định, hiệu chuẩn lại thiết bị đo theo quy định khi giá trị đo được trên thiết bị đo so với giá trị nồng độ của chất chuẩn có sai lệch ≥ 10%.
MECIE Co., LTD là một trong các doanh nghiệp cung cấp giải pháp thiết bị công nghiệp hàng đầu Việt Nam. Hiện tại, MECIE Co., LTD đang là đối tác của một số nhà sản xuất lớn trên thế giới trong việc cung cấp, tích hợp giải pháp thiết bị, công nghiệp đa ngành phù hợp với quy định Việt Nam và đạt tiêu chuẩn châu Âu.
Hãy liên lạc với chúng tôi để được tư vấn giải pháp phù hợp nhất với doanh nghiệp của bạn!
———————————————————————————————————————————–
Hotline: 0961.628.998
Email: [email protected]
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.